Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động trong phân môn Học Vần ở học sinh lớp 1

I. THỰC TRẠNG

 Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu tâm lý và khả năng tiếp thu của học sinh (hiếu động và thụ động). Sau đó, phân loại các em thành hai nhóm cụ thể để đề ra phương pháp, kế hoạch đúng nhằm đạt hiệu quả trong giảng dạy phân môn Học Vần.

 Lớp tôi có 30 học sinh (nữ 14), trong đó:

 - Loại chủ động: 13 học sinh. Những học sinh này nhìn chúng có tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài học.

 - Loại thụ động: 17 học sinh. Đây là những em thiếu tự tin trong phát biểu, các em sợ nếu phát biểu sai thì bạn sẽ chê.

 * Nguyên nhân:

- Các em có hiểu bài nhưng chưa dám nói trước đám đông.

 - Còn lúng túng khi trả lời ý của mình, sợ bạn cười.

 - Chưa có thói quen trả lời tròn câu hỏi, không dám giơ tay phát biểu.

 

doc 7 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động trong phân môn Học Vần ở học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy tốt
 Học tốt
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH MINH 
TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN AN “D”
Đề tài: 
DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG 
TRONG PHÂN MÔN HỌC VẦN Ở HỌC SINH LỚP 1
Giáo viên: Võ Thị Bạch Tuyết
Lớp: Ba2
Năm học: 2005- 2006
Đề tài:
DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG
TRONG PHÂN MÔN HỌC VẦN Ở HỌC SINH LỚP 1
I. THỰC TRẠNG
	Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu tâm lý và khả năng tiếp thu của học sinh (hiếu động và thụ động). Sau đó, phân loại các em thành hai nhóm cụ thể để đề ra phương pháp, kế hoạch đúng nhằm đạt hiệu quả trong giảng dạy phân môn Học Vần.
	Lớp tôi có 30 học sinh (nữ 14), trong đó:
	- Loại chủ động: 13 học sinh. Những học sinh này nhìn chúng có tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài học.
	- Loại thụ động: 17 học sinh. Đây là những em thiếu tự tin trong phát biểu, các em sợ nếu phát biểu sai thì bạn sẽ chê.
	* Nguyên nhân: 
- Các em có hiểu bài nhưng chưa dám nói trước đám đông.
	- Còn lúng túng khi trả lời ý của mình, sợ bạn cười.
	- Chưa có thói quen trả lời tròn câu hỏi, không dám giơ tay phát biểu.
II. NHẬN THỨC
	Trước thực trạng ấy, tôi thấy việc “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh” là một vấn đề đã được khẳng định và là vấn đề bức thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay.
	Lứa tuổi học sinh lớp 1 là lứa tuổi vừa mới ở các lớp mẫu giáo bước vào trường, hay cách nối cách khác hơn, từ hoạt động vui chơi chủ đạo diễn ra tự phát và bắt chước. Khi chuyển sang bậc Tiểu học, nhìn chung, các em còn rụt rè, nhút nhát, chưa dám phát biểu ý kiến của riêng mình trước lớp để xây dựng bài. Từ việc tiếp thu bài của các em còn nhận thức nhất định, không khí lớp buồn trẻ, làm ảnh hưởng đến sự lĩnh hội tri thức và sự phát triển trí tuệ của các em. Do vậy, muốn đạt được mục tiêu của giáo dục hiện nay, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi nhiều hình thức học tập, thiết bị và mở rộng dạy học, Đặc biệt hơn, giáo viên phải luôn là người dẫn dắt, gợi mở để học sinh tích cực chủ động trong học tập ngay từ khi đến trường và dần lên các lớp trên. 
Hơn nữa, hiện nay, Chương trình Tiểu học 2000 của Bộ Giáo Dục đã được áp dụng đại trà cho tất cả các trường Tiểu học nên vấn đề “Dạy học phát huy tính tích cực, chủ đôïng trong phân môn Học Vần lớp 1 nói riêng và với các môn khác nói chung là rất cần thiết”, vì:
	- Giúp học sinh suy nghĩ độc lập, tự tin, tích cực, thích học hỏi, khám phá điều mới lạ.
	- Tạo không khí lớp sinh động hơn.
	- Gây hứng thú cho việc giảng dạy của giáo viên và sự say mê học tập của học sinh.
III. BIỆN PHÁP
 1. Biện pháp chung
	- Bước đầu rèn luyện nề nếp học tập, thói quen môn Học Vần.
	- Phân loại học sinh chủ động và thụ động để có kế hoạch bồi dưỡng.
	- Trước khi đến lớp, tôi phải nghiên cứu bài.
	- Sử dụng nhiều đồ dùng dạy học để gây hứng thú cho học sinh trong từng phần của phân môn Học Vần.
	Nói chung, các em còn nhỏ nên toi áp dụng những cái gì học sinh cần, cái gì chưa biết và cái gì chưa hoàn chỉnh nhằm khắc sâu kiến thức. Khi dạy, tôi luôn sâu sát, bao quát và tất cả sẽ được phát biểu ý còn thiếu sót. Em nào nhút nhát, sợ sệt, tôi sẽ luôn động viên, khích lệ để em mạnh dạn, tôi gợi mở để cả lớp tuyên dương, để từ đó, các em ham thích phát biểu ý kiến dù ý chưa hoàn chỉnh hoặc cho các em nhắc lại câu trả lời của bạn.
IV. BIỆN PHÁP CỤ THỂ 
	Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là nhờ sự vận dụng tốt về đổi mới phương pháp và thay đổi nhiều hình thức dạy học. 
	Để minh họa cho đề tài vừa nêu, sau đây, tôi xin thiết kế 1 kế hoạch lên lớp về đổi mới phương pháp phân môn Học Vần.
Bài dạy: eo – ao ( tiết 1- 2)
 * Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
- Hát vui
2. Bài cũ “Bài ôn tập”
- Kiểm tra học sinh đọc và viết bảng con
- 2 học sinh đọc khung đầu bài và bảng ôn
- Nhận xét
- 1 học sinh đọc từ ứng dụng – nhận xét
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng– nhận xét
- Cả lớp viết từ: tuổi thơ, mây bay
- Nhận xét chung
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu vần eo – ao.
* Giới thiệu vần eo:
- Treo tranh và giới thiệu tranh à Rút từ khóa: chú mèo
- Quan sát và nêu nội dung tranh
- Nhắc lại từ khóa :Chú mèo
- Câu hỏi gợi ý:
+ Trong từ “chú mèo”, tiếng nào dã học rồi? à Tiếng “Mèo”
+ Tiếng mèo có âm và dấu thanh gì học rồi?
+ Vậy vần mới là vần gì?--> eo
- Cho học sinh phân tích vần eo.
+ Nhận diện tiếng đã học: chú
+ Nhận diện âm và dấu thanh học rồi: m, `
+ Phát hiện và đọc vần eo CN-DT
+ Phân tích vần eo – ĐT
- Đánh vần ao: Cá nhân – ĐT
- Đọc trơn từ: chú mèo.
- Ghi bảng
- Đọc lại vần giới thiệu (đọc theo thứ tự và không thứ tự)
* Giới thiệu vần ao
- Giới thiệu lần lượt: a – n à vần ao ( sử dụng bộ chữ biểu diễn TV)
- Làm theo giáo viên trên bộ thực hành TV.
- Phát hiện và đọc vần “ao”. Nhận xét
- Phân tích và đánh vần “ao”
- Hoạt động học sinh ghép tiếng “sao”
- Cả lớp ghép tiếng “sao”
- Đọc “sao” trên bảng cài
- Cho học sinh mở SGK quan sát tranh rút từ khóa “ngôi sao”
- Mở SGK, chỉ tranh: ngôi sao
- Phát hiện và đọc từ: ngôi sao
- Đọc lại phần vừa giới thiệu.
- So sánh vần eo – ao 
 Lưu ý học sinh khi đọc: đọ đúng eo - ao.
- So sánh vần eo – ao , nhận xét.
Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng 
- Hoạt động học sinh đọc lần lượt từ trong SGK.
- Đọc thầm
- Cá nhân đọc từng tự. Nhận xét
- Đọc lại các từ theo cá nhân, đôi bạn, cả lớp.
- * Đọc đúng, đọc trơn từ ứng dụng.
* Trò chơi giữa tiết
- Cả lớp tham gia.
Hoạt động 3: Tập viết
- Hoạt động viết bảng con: eo – ao, chú mèo, ngôi sao
- Viết mẫu và giải thích trình tự viết lần lượt các vần và từ.
- Viết vào bảng con lần lượt theo hoạt động của giáo viên.
- Viết liền nét và đặt đúng vị trí dấu thanh.
4. Củng cố:
Trò chơi “Ghép tiếng có vần ao – eo”
- Cả lớp ghép trên bộ thực hành TV.
- Đọc lại các tiếng vừa ghép
- Nhận xét – tuyên dương.
Tiết 2: 
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc theo cá nhân, đôi bạn, nhóm và cả lớp 
- Đọc câu ứng dụng
- Quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- Nhận xét tranh minh họa
- Giới thiệu câu ứng dụng
- Đọc thầm
- Đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
* Đọc đúng, đọc trơn câu ứng dụng.
* Hoạt động 2: Luyện nói
- Hoạt động học sinh nói theo chủ đề: “Gió, mây, mưa, bảo, lũ”.
- Treo tranh và nêu câu hỏi gợi ý.
 + Trong tranh vẽ gì?
 + Trên đường đi học về gặp mưa, em làm thế nào?
 + Khi nào em thích có gió?
 + Trước khi mưa to, em thường thấy những gì trên bầu trời?
 + em biết gì về bảo và lũ?
 Nói tự nhiên theo chủ đề.
* Hoạt động 3: Luyện viết 
- Hoạt động học sinh viết vào vở TV.
 + Viết mẫu và giải thích lần lượt từng vần, từng từ lên bảng.
- Quan sát tranh 
- Dựa vào tranh và gợi ý của giáo viên nói tự nhiên theo chủ đề.
- Nêu lại cách viết.
Viết vào vở theo hoạt động của giáo viên.
eo 
ao 
chú mèo
ngôi sao
 + Viết liền nét, đúng cỡ, đúng khoảng cách, vị trí dấu thanh.
4. Củng cố:
- Trò chơi: Truyền tin vần eo – ao 
- 2 đội thi đua
- Nêu cách chơi, luật chơi
- Nhận xét, tuyên dương
5. Dặn dò
- Gợi ý cho học sinh nêu
- Nhận xét tiết học.
- Nêu việc và nhận việc 
	* Đối với học sinh yếu, tôi thường gọi để các em phát biểu. Nếu các em nói chưa đúng, tôi sẽ gợi ý để giúp các em trả lời đúng, để từ đó các em tự phát huy và mau tiến bộ.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Áp dụng biện pháp trên vào thực tế lớp tôi, đến thời điểm này, lớp đã có sự chuyển biến so với đầu năm.
	- Các em tỏ ra năng động hơn trong học tập, luôn chủ động trong suy nghĩ, các em tự tin hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
	- Các em phấn khởi trước thành quả học tập của bản thân.
	- Làm cho lớp trở nên sôi nổi, sinh động hơn.
	Cụ thể qua kết quả ở học kỳ I:
	- Loại học sinh chủ động: 26/30 học sinh.
	- Còn lại 04 học sinh, do các em tiếp thu bài còn chậm trong quá trình học tập, nhưng các em vẫn tham gia theo sự hiểu biết của các em.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	- Bản thân giáo viên là người tổ chức, gợi ý, hoạt động để học sinh tìm tòi, khám phá và tự phát hiện ra cái mới.
	- Tôi luôn tham khảo thêm về tài liệu, tập san và tích cực vận dụng đổi mới phương pháp, thay đổi hình thức, môi trường và thiết bị dạy học để việc dạy đạt kết quả hơn trong môn Tiếng việt và các môn học khác.
	- Để học sinh học tốt cần phải có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
	- Giáo viên phải nghiên cứu bài trước khi đến lớp truyền đạt các kiến thức tới từng học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docKNGD LOP 1(1).doc