Chuyên đề Một vài phương pháp dạy luyện từ và câu đối với học sinh lớp 5

Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học gồm 2 mục tiêu chung sau đây :

 a/ Cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học về Tiếng việt . Nó giúp học sinh hiểu biết về cấu tạo , về hệ thống , về sự phát triển , về hoạt động chức năng . Của mỗi đối tượng trong từng phân môn cụ thể .

 b/ Cung cấp cho học sinh hiểu biết về cách sử dụng Tiếng việt như một công cụ giao tiếp và tư duy : học sinh được rèn các kĩ năng : nói , viết , nghe , đọc để sử dụng có hiệu quả Tiếng việt trong học tập và đời sống ; học sinh biết sử dụng Tiếng việt vào hoạt động : trao đổi , suy nghĩ , diễn đạt .

Từ hai mục tiêu trên , tôi thấy rằng : Phân môn luyện từ và câu nằm trong bộ môn tiếng việt – trong chương trình giảng dạy ở trường tiểu học có một vị trí rất quan trọng. Nó trang bị cho học sinh vốn từ ngữ, phương pháp sử dụng từ, đặt câu một cách chính xác để giúp các em diễn đạt được tư tưởng, tình cảm của mình một cách rõ ràng. Nó cũng là cơ sở để các em tiếp thu các môn học khác tốt hơn.

 Tuy nhiên, các năm qua chất lượng môn này chưa cao, nhiều học sinh khi làm bài vẫn chưa biết chấm câu, vẫn đặt câu chưa đúng, diễn đạt ý thì lung tung, lộn xộn. Có những em khi đã nghĩ ra ý nhưng lại không biết diễn đạt như thế nào để thể hiện được những ý nhĩ, tình cảm đó trong bài làm

 Từ thực trạng trên, với trách nhiệm và lương tâm của người giáo viên , tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để giúp đỡ học sinh dùng từ chính xác, nói viết thành câu đúng tiếng việt. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này “ một vài phương pháp dạy luyện từ và câu đối với học sinh lớp 5”.

 

doc 10 trang Người đăng honganh Lượt xem 6448Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một vài phương pháp dạy luyện từ và câu đối với học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học gồm 2 mục tiêu chung sau đây :
	a/ Cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học về Tiếng việt . Nó giúp học sinh hiểu biết về cấu tạo , về hệ thống , về sự phát triển , về hoạt động chức năng . Của mỗi đối tượng trong từng phân môn cụ thể .
	b/ Cung cấp cho học sinh hiểu biết về cách sử dụng Tiếng việt như một công cụ giao tiếp và tư duy : học sinh được rèn các kĩ năng : nói , viết , nghe , đọc để sử dụng có hiệu quả Tiếng việt trong học tập và đời sống ; học sinh biết sử dụng Tiếng việt vào hoạt động : trao đổi , suy nghĩ , diễn đạt . 
Từ hai mục tiêu trên , tôi thấy rằng : Phân môn luyện từ và câu nằm trong bộ môn tiếng việt – trong chương trình giảng dạy ở trường tiểu học có một vị trí rất quan trọng. Nó trang bị cho học sinh vốn từ ngữ, phương pháp sử dụng từ, đặt câu một cách chính xác để giúp các em diễn đạt được tư tưởng, tình cảm của mình một cách rõ ràng. Nó cũng là cơ sở để các em tiếp thu các môn học khác tốt hơn.
	Tuy nhiên, các năm qua chất lượng môn này chưa cao, nhiều học sinh khi làm bài vẫn chưa biết chấm câu, vẫn đặt câu chưa đúng, diễn đạt ý thì lung tung, lộn xộn. Có những em khi đã nghĩ ra ý nhưng lại không biết diễn đạt như thế nào để thể hiện được những ý nhĩ, tình cảm đó trong bài làm
	Từ thực trạng trên, với trách nhiệm và lương tâm của người giáo viên , tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để giúp đỡ học sinh dùng từ chính xác, nói viết thành câu đúng tiếng việt. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này “ một vài phương pháp dạy luyện từ và câu đối với học sinh lớp 5”.
* Phương pháp nghiên cứu thực hiện sáng kiến:
- Nghiên cứu tài liệu : Đọc tài liệu sách, báo, sách giáo khoa , sách tham khảo.
- Phương pháp quan sát : Thông qua dự giờ thăm lớp và quan sát hoạt động của học sinh lớp tôi chủ nhiệm.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng học sinh ở trường , ở lớp.
- Phương pháp thực nghiệm: (Chuẩn bị khi soạn giảng, Làm giàu vốn từ, Phương pháp trực quan, Phương pháp nêu vấn đề )
- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả dạy và học trong lớp về học lực, 
	II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục, của ban giám hiệu, ban chấp hành công đoàn nhà trường, và sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong tổ khối.
- Giáo viên được tham dự chuyên đề thay sách giáo khoa trong hè.
- Đa số các em là con em của gia đình nông dân, ngoan, hiền, dễ dạy. 
2. khó khăn :
- Địa bàn xã Tam Lập rộng, trường có tới 4 điểm. Điểm phụ cách xa điểm chính. Học sinh ở vùng xa ít có điều kiện tiếp cận, giao lưu với bạn bè, với các 
hoạt động văn hóa.
- Đa số học sinh là con em gia đình nhà nông, kinh tế khó khăn, phụ huynh ít có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Các em ít thời gian học bài ở nhà do phải phụ giúp gia đình.
B. NỘI DUNG
	I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
	Phân môn Luyện từ và câu trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. H5c tốt môn luyện từ và câu sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn học khác.
	Mục tiêu của phân môn luyện từ và câu trong trường tiểu học là nhằm đào tạo, cung cấp cho các những kiến thức để khi các em học xong có một trình độ dùng từ, đặt câu chính xác, nói được , viết được những gì muốn thể hiện theo đúng ngữ pháp tiếng việt. Đó cũng chính là đào tạo ra con người biết giao tiếp trong đời sống.
	Phân môn luyện từ và câu còn giáo dục cho người học những tư tưởng tốt đẹp : yêu tiếng nói và chữ viết của dân tộc, yêu cái đẹp.
	Trọng tâm của việc rèn kỹ năng luyện từ và câu cho học sinh là làm cho học sinh có kỹ năng Nói - Viết Tiếng Việt chính xác.
	II. THỰC TRẠNG
	Qua thực tế giảng dạy ở lớp 5. Tôi nhận thấy : nhìn chung các em học còn yếu phân môn luyện từ và câu , thậm chí nhiều em vẫn chưa biết chấm câu, vẫn đặt câu không đúng,có nhiều em còn không đặt được thành câu. Phải đứng trước thực trạng đau lòng đó, tôi cảm thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm và bổn phận. Lam thế nào để nhanh chóng giúp các em nắm vững cách lựa chọn từ và dùng từ đặt câu cho đúng ngữ pháp tiếng việt. Từ sự suy nghĩ, trăn trở đó tôi quyết tâm phải đem hết khả năng , nhiệt tình vào việc đầu tư soạn giảng, đổi mới phương pháp cho thích hợp để giúp các em học tốt môn học này.
	III. NỘI DUNG
	Mặc dù thời gian công tác chưa nhiều, nhưng qua mỗi năm giảng dạy và qua đợt tham dự lớp tập huấn về chương rình sách giáo khoa mới đối với lớp 5, với những băn khoăn suy nghĩ đến hiệu quả giảng dạy, tôi đã không ngưng tìm tòi học hỏi và rút ra được một vài biện pháp tích cực để giúp học sinh có kiến thức sơ giản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản từ đó giúp các em có kỹ năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu.
	Qua quá trình theo dõi tôi thấy học sinh hay nói sai và dẫn đến viết sai là do các em chưa có vốn từ phong phú , chưa nắm vững kiến thức về câunguyên nhân có thể kể nhiều nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do học sinh yếu về ngữ pháp Tiếng Việt. Do đó, phải chỉ cho họ sinh cách diễn đạt, dùng từ đặt câu để các em không cảm thấy khó khăn , lúng túng trong khi nói - viết là yêu cầu búc xúc đối với tôi. Từ đó tôi không ngừng tìm tòi nghiên cứu và rút ra những phương pháp sau :
1. Chuẩn bị khi soạn giảng.
 Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu ,nội dung dạy học để có khả năng xử lý linh hoạt những tình huống xảy ra trong giờ học; xác định rõ những hoạt động chủ yếu không thể giảm bớt,những hoạt động có thể giảm bớt hoặc thay đổi cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Làm tốt được việc này sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong việc lựa chọn phương pháp dạy học, chủ động về thời gian, thời lượng và lượng kiến thức trong bài dạy theo tinh thần hướng dẫn giảng dạy ở Tiểu học của BGD-ĐT, có điều kiện quan tâm hơn đến các đối tượng học sinh trong lớp, nhất là học sinh yếu.
Tôi luôn vận dụng phương pháp tích cực - đặc thù bộ môn - thể hiện tính tích hợp ( về nội dung ) và tính tích cực ( về phương pháp ) trong mỗi bài soạn.
Quan điểm của tôi , giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức mới mà còn phải chú ý hình thành kỹ năng tự học, tự tìm hiểu ở học sinh. Nói cách khác, Giáo viên không chỉ chú ý giúp học sinh “học cái gì” mà còn giúp họ “học như thế nào” cho có hiệu quả cao. Do đó tôi thiết kế hệ thống câu hỏi theo tinh thần đề cao hoạt động học tập, đặt ra các tình huống bằng nhiều hình thức khác nhau. Tăng cường hệ thống câu hỏi gợi mở, câu hỏi sáng tạo, hạn chế câu hỏi tái hiện, nhằm hình thành tính năng động và góp phần phân hóa trình độ học sinh.
Hoạt động tôi thường dạy trong tiết luyện từ và câu là hoạt động thực hành. Thực hành dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn hoặc chữa các lỗi về từ, câu đoạn. Giáo viên cần khuyến khích học sinh thảo luận, tranh luận và thực hiện hoạt động học tập theo tất cả các chiều quan hệ : Thầy – trò ; trò - thầy ; trò – trò khắc phục tình trạng suốt giờ học chỉ có thầy hỏi, trò trả lời đơn điệu và thiếu dân chủ .
* Tóm lại : Khi soạn giảng tôi luôn cố gắng thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ và được phát triển.
2.Làm giàu vốn từ :
Làm giàu vốn từ cho học sinh ( mở rộng vốn từ ), củng cố và cung cấp một số lượng từ ngữ phong phú , chính xác theo trình độ tư duy, tình cảm, tri thức ngày càng cao cho học sinh trong quá trình giao tiếp.
Làm giàu vốn từ cho học sinh là nhằm tạo cho học sinh nắm được ý nghĩa của từ qua đó dùng từ chính xác, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Từ đó, giúp học sinh cảm nhận một cách đúng đắn tư tưởng, tình cảm của mình.
Ví dụ : Cho học sinh tìm từ để tả tiếng sóng, tả giọt sương, tả dáng đi các em đã tìm được các từ sau :
+ tả tiếng sóng : ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, lao xao, thì thầm
+ Tả giọt sương : long lanh, lấp lánh, óng ánh, lóng lánh 
+ Tả dáng đi : lom khom, thướt tha, đủng đỉnh, khoan thai 
Có rất nhiều đề tài để học sinh tìm từ. Cac đề tài chọn cần gắn chặt với các bài đang học.
Ví dụ : Đang học bài “ Từ đồng nghĩa”
Trước hết tôi hướng dẫn các em nắm vững yêu cầu trọng tâm của bài. Sau đó gợi ý các em về tìm từ đồng nghĩa chỉ màu đen, màu trắng; các em tìm được các từ sau:
+ Các từ đồng nghĩa chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng phau, trắng nõn, trắng ngà, trắng bệch, trắng dã, trăng trắng
+ Các từ đồng nghĩa chỉ màu đen: đen sì, đen kịt, đen thui, đen nghịt, đen ngòm, đen láy, đen đen
Tôi đã thực hiện như vậy tương tự với những bài khác. Tôi nghĩ khâu làm giàu vốn từ không thể xen nhẹ và lơ là bỏ qua được. Bởi vì khi các em có vốn từ phong phú các em không còn cảm thấy khó khăn khi lựa chọn từ ngữ để đặt câu và câu văngcủa các em sẽ giàu tình cảm, giàu hình ảnh hơn. Bên cạnh đó học sinh muốn dùng từ đúng, từ hay các em phải hiểu rõ nghĩa của từ và biết cách dùng từ trong từng trường hợp và từng ngữ cảnh cụ thể.
Cách rèn luyện này, tôi cho các em mỗi tuần một đề tài cơ bản, các em có nhiệm vụ sưu tầm những từ theo đề tài tôi đưa ra, các em ghi vào sổ tay, hàng tuần tôi đi kiểm tra và cùng với các em tìm hiểu nghĩa một số từ ngữ khó. 
3. Phương pháp trực quan
Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy là điều cần thiết. Đồ dùng dạy học càng to, rõ, đẹp đúng nội dung bài học càng làm cho học inh hứng thú học, tiếp thu nhanh. Đồ dùng dạy học phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì mới có tác dụng. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc kiến thức vì thông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học có thể đánh giá được giáo viên có vững về kiến thức của tiết dạy và sử dụng có đúng , hợp lý hay không.
Ví dụ: Bài ôn về dấu câu ( Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than )
Tôi sẽ làm lược đồ dấu câu vào giấy khổ to. lược đồ như sau :
DẤU CÂU
Dấu chấm than
( ! )
dấu chấm hỏi
( ? )
Dấu chấm
( . )
	Tôi sẽ đính lược đồ này lên bảng lớp dùng giấy dán toàn bộ lại sau đó tôi sẽ hỏi học sinh :
	+ Người ta dùng gì để kết thúc một ý diễn đạt trọn vẹn ( học sinh trả lời dấu câu ) tôi mở lược đồ dấu câu.
	+ Hãy nhớ lại các em đã học những dấu câu nào ? ( Học sinh kể : dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ).
	Giáo viên hỏi để học sinh trả lời :
	+ Để kết thúc câu kể người ta dùng dấu câu gì? ( dấu chấm )
	+ Để kết thúc câu hỏi người ta dùng dấu câu gì? (dấu chấm hỏi ).
	+ Để kết thúc câu cảm, câu cầu khiến người ta dùng dấu câu gì? (dấu chấm than ).
* Việc sử dụng “lược đồ dấu câu” để dạy bài ôn tập về dấu câu sẽ giúp học sinh có cái nhìn tổng quát và kiến thức được hệ thống hơn. Hơn nữa học sinh có thể khắc sâu kiến thức để ứng dụg tốt vào phần bài tập.
	Tương tự như vậy tôi cũng làm một lược đồ tương tự đối với bài ôn tập về từ loại .
4.Phương pháp nêu vấn đề :
Phương pháp nêu vấn đề là một phương pháp mà giáo viên thường sử dụng trong quá trình lên lớp. Nó là một phương pháp hết sức cần thiết trong công tác giảng dạy của người giáo viên. Có thể nói nó là phương pháp giúp h5c sinh chủ động , tìm tòi, tư duy qua một loạt vấn đề mà giáo viên nêu ra tong quá trình giảng bài. Dĩ nhiên mỗi giáo viên đều có một cách riêng biệt. Khi sử dụng phương pháp này.
Chẳng hạn bài “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối ” Tôi sẽ viết ví dụ sau lên bảng :
Ví dụ: “Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy , ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới , cái riêng.” ( Sách giáo khoa TV5)
Tôi nêu vấn đề như sau:
Giáo viên: Cho biết nội dung của đoạn văn trên?
	Học sinh : Khi miêu tả người viết phải có cái mới, cái riêng của mình.
Giáo viên: Đoạn văn trên có mấy câu ?
	Học sinh : Có hai câu .
Giáo viên: Mời 2 học sinh lên đánh dấu câu (1), câu (2)
	Học sinh : Lên đánh dấu.
Giáo viên: Em bé với chú mèo trong câu (1) được nối với nhau bằng từ nào?
Học sinh : Được nối với nhau bằng từ “hoặc”
Giáo viên: Câu (1) với câ (2) được nối với nhau bằng cụm từ nào?
	Học sinh : Được nối với nhau bằng cụm từ “vì vậy” 
Giáo viên: Từ “hoặc” và cụm từ “Vì vậy” dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
	Học sinh : có tác dụng kết nối.
Giáo viên: Nếu lược bỏ cụm từ “ vì vậy” đi có được không? Vì sao?
	Học sinh : Không được vì như vậy đoạn văn sẽ không hay và nội dung giữa câu (1) và câu (2) sẽ rời rạc, tách rời nhau.
Giáo viên: Như vậy tại sao khi viết câu văn hay một đoạn văn ta phải dùng một số từ ngữ có tác dụng kết nối ?
	Học sinh : Vì để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài.
	IV. KẾT QUẢ
	Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài này ở lớp tôi dạy tôi nhận thấy học sinh trong lớp đều có nhiều tiến bộ. Những sai sót về cách dùng dấu câu, về từ ngữ, về câu không đáng kể. Điều đáng mừng nhất là trong lớp không còn học sinh không đặt được câu. Hơn nữa các em đã biết nói câu trọn vẹn ý nghĩa giúp người nghe hiểu được điều muốn nói . các em thích học và đạt kết quả tốt . 
	Cụ thể từ đầu năm số học sinh lười học , có thái độ uể oải trong giờ học Phân môn luyện từ và câu , qua thực hiện các biện pháp trên làm cho các em có chuyển biến trong khi học, kết quả cụ thể điểm kiểm tra như sau :
	So với đầu năm : Giỏi : 5 , Khá : 7 , trung bình 10 , yếu 4 .
Học kì I : Giỏi : 6 , Khá : 9 , trung bình : 9 , yếu 2
Học kì II : Giỏi : 8 , Khá : 10 , trung bình : 8 , yếu 0
	V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Để có được những kết quả như trên, bản thân tôi đã phải tự mình phấn đấu, tìm tòi học hỏi, rút ra cho bản thân những kinh nghiệm nghề nghiệp như:
1. Giáo viên phải nắm chắc mục đích yêu cầu của môn học, bài dạy trước khi lên lớp.
2. Nắm vững chương trình sách giáo khoa, cải tiến phương pháp giảng dạy, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.
3. Làm dồ dùng dạy học có sự sáng tạo sẽ kích th1ch sự hứng thú học tập của học sinh.
4. Giáo viên phải biết dành nhiều thời gian đầu tư trong việc tìm hiểu rõ các đối tượng học sinh của lớp mình.
5. Một yếu tố không thể thiếu là tôi luôn trau dồi ngôn ngữ cho bản thân qua việc đọc sách báo, tra từ điển, học hỏi đồng nghiệpđể lời nói, lời giảng trong sáng, mẫu mực, hấp dẫn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ nhoi của bản thân tôi rút ra từ quá trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên bài học tâm đắc nhất tôi rút ra qua những năm giảng dạy đó là sự nhiệt tình giảng dạy. Giáo viên không nhiệt tình giảng dạy, không hết lòng vì học sinh thì chẳng có kết quả nào cao cả. bài học trên tưởng như là sách vở nhưng qua thời gian giảng dạy đã chứng minh sự nhiệt tình là vô cùng cần thiết, là điều kiện tất yếu giúp giáo viên thành công trong công việc của mình.
C. KẾT LUẬN
Trong dạy học mục đích cuối cùng của người giáo viên có tâm huyết là làm sao cho học sinh học tốt, học giỏi . Đối với tôi , chất lượng luôn đặt lên hàng đầu trong công tác dạy học. Muốn trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng về tiếng mẹ đẻ, giúp cho các em nắm được công cụ giao tiếp và tư duy thì bản thân mỗi giáo viên phải chú ý thực hiện đúng những yêu cầu đề ra của phân môn luyện từ và câu. Đồng thời không ngừng phát huy, tìm tòi, vận dụng những phương pháp giảng dạy tích cực, nhiều hình thức tổ chức dạy học và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ thu hút được sự chú ý, lôi cuốn được tất cả các đối tượng học sinh trong lớp tham gia học tập,tăng khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh . Sao cho phù hợp với từng học sinh nhằm đạt kết quả cao nhất.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà qua quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được nhằm mục đích dạy cho học sinh đọc thông viết thạo tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ - một cách tốt nhất .
Những kinh nghiệm trên chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương mênh mông. Tôi rất mong được các thầy cô, các bạn đồng nghiệp cùng san sẻ và góp ý với tôi để chất lượng giảng dạy của chúng ta ngày càng cao hơn.
	Tam lập, tháng 4 năm 2007
	Người viết
	Nguyễn Hoài Xuân Thanh
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
.

Tài liệu đính kèm:

  • docDay luyen tu va cau lop 5.doc