Bài soạn tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 5

I -MỤC TIÊU

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài .

 -Hiểu nội dung của bài:Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn .

 ( Trả lời được các câu hỏi 2 , 3 , 4 , 5) . HS khá , giỏi trả lời được câu hỏi 1 .

II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách giáo khoa

- Tranh minh họa bài tập đọc

- Bảng phụ viết sẵn câu:

Thế là trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.

Nhưng hôm nay cô cũng định cho em viết bút mực vì em viết khá rồi.

 

doc 28 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam ( Bài tập 1 ) ; bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt nam ( Bài tập 2 )
 - Biết đặt câu theo mẫu: Ai là gì? ( Bài tập 3 ).
Yêu thích sự phong phú của Tiếng Việt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng ghi BT1
Vở BT
III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
HỌAT ĐỘNG DẠY
HỌAT ĐỘNG HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
Yêu cầu từng cặp HS thực hiện BT2 của tiết LTVC- tuần 4
Nhận xét, đánh giá
B.DẠY BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài
Ở các tiết LTVC trước ta đã biết về từ chỉ sự vật, tuần này chúng ta sẽ phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và rèn thêm về mẫu câu Ai là gì?
Ghi tựa bài
Cho HS mở SGK, chuẩn bị luyện tập
2.Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1:(Làm miệng)
Giới thiệu BT1 trên bảng lớp
Nêu yêu cầu của BT. Hướng dẫn thêm: Các em phải so sánh cách viết các từ ở nhóm (1) với các từ nằm ngòai ngoặc đơn ở nhóm (2)
Yêu cầu HS trả lời miệng
Nhận xét, chốt ý: Các từ ở cột (1) là tên chung, không viết hoa. Các từ ở cột (2) là tên riêng của một dòng sông, một ngọn núi, một thành phố hay một người. Những tên riêng đó phải viết hoa
 Kết luận:
Tên riêng của người, sông, núi, ... phải viết hoa
 Bài tập 2: (Làm theo nhóm)
Chia lớp thành các nhóm 6HS
Nêu yêu cầu của BT 2 cho các nhóm
Yêu cầu các nhóm thực hiện cả 2 phần a và b. Phần a phải nêu đầy đủ cả họ và tên của bạn. Phần b có thể viết hơn 1 tên càng tốtvà có thể viết tên dòng sông, suối hay núi ở địa phương khác mà em biết cũng được, chú ý viết hoa chữ cái đầu của mỗi tên riêng
Sửa bài
Nhận xét, kết luận 
 Bài tập 3: (Làm việc cá nhân)
Dùng giấy to giới thiệu yêu cầu và mẫu câu
Đọc yêu cầu a, b, c của BT3
Cho HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu một vào vở BT
Nhận xét, kết luận
3.Củng cố, dặn dò:
Tổ chức trò chơi:”Ai nhanh, ai đúng”
Mỗi tổ chọn 3 bạn để thi tiếp sức ghi tên 1 bạn trong lớp, tên trường đang học, tên thành phố đang ở. Chú ý: các yêu cầu như bạn, trường, thành phố ghi trong dấu ngoặc đơn
Nhận xét, khen thưởng
Yêu cầu HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng
Dặn dò HS về nhà xem lại bài vừa học
Cặp 1: đặt câu hỏi và trả lời về Ngày – Tháng – Năm
Cặp 2: đặt câu hỏi và trả lời về Tuần, ngày trong tuần
HS nhắc tựa
Cả lớp mở SGK
1HS đọc lại yêu cầu của BT1
Phát biểu ý kiến cá nhân
Cả lớp nhận xét , bổ sung
Ngồi theo nhóm
Nhận giấy và nêu lại yêu cầu
Thảo luận theo nhóm
Dán phần bài làm của nhóm lên bảng lớp
Cả lớp nhận xét, bổ sung
2 HS nêu lại yêu cầu
Làm cá nhân vào vở BT
Trình bày phần bài làm của mình
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Các đại diện bắt đầu chơi
Cả lớp nhận xét, đánh giá
 -----------------------------------------------------------
 TẬP VIẾT
CHỮ HOA : D
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 Viết đúng chữ hoa D ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ) , chữ và câu ứng dụng: Dân ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ) , Dân giàu nước mạnh ( 3 lần ).
Yêu thích viết chữ
II ..ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Mẫu chữ hoa D đặt trong khung chữ (như SGK)
Bảng con
Vở Tập viết
III .CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC
HỌAT ĐỘNG DẠY
HỌAT ĐỘNG HỌC
A.MỞ ĐẦU
Kiểm tra vở HS viết bài ở nhà
Yêu cầu HS
+ Viết chữ hoa C cỡ vừa
+Nhắc lại câu ứng dụng đã viết ở bài trước
+Nghĩa của cụm từ này là gì?
+ Viết chữ Chia cỡ nhỏ
Nhận xét
B.DẠY BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2.Hướng dẫn viết chữ hoa
a/Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ hoa D
Đây là mẫu chữ D hoa cỡ vừa – Đưa mẫu chữ
Chữ này cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang?
Được viết bởi mấy nét?
Chữ D gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét lượn 2 đầu và nét cong phải nối liền nhau, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ
Viết lại chữ D cỡ vừa ngay bên cạnh chữ mẫu, vừa viết vừa nói:
Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút ở đường kẻ 5
b/Hướng dẫn HS viết trên bảng con
Yêu cầu HS viết chữ hoa D cỡ vừa vào bảng con
Viết mẫu chữ hoa D cỡ nhỏ
Yêu cầu HS viết chữ hoa D cỡ nhỏ vào bảng con
Nhận xét, uốn nắn. Nhắc lại quy trình viết
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a/Giới thiệu câu ứng dụng
Dùng bảng phụ giới thiệu câu ứng dụng:”Dân giàu nước mạnh”
Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
Giải thích: Câu này có nghĩa là nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh. Đây là một ước mơ, cũng có thể hiểu là một kinh nghiệm (Dân có giàu thì nước mới mạnh)
b/Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
Các chữ D hoa cỡ nhỏ và g,h cao mấy li?
Những chữ còn lại (â,n, i,a,u, n, ư, ơ, c, m) cao mấy li?
Chữ “mạnh”, dấu nặng đặt ở đâu?
Chữ “giàù”, dấu huyền đặt ở đâu?
Chữ “nước”, dấu sắc đặt ở đâu?
Các chữ viết cách nhau một khoảng bằng chừng nào?
Viết mẫu chữ Dân trên dòng kẻ (tiếp theo chữ mẫu), nhắc HS lưu ý: từ chữ cái D viết sang â cần để khỏang cách không quá gần hoặc quá xa, từ â viết liền nét sang n
c/Hướng dẫn HS viết chữ Dân vào bảng con
Yêu cầu HS viết chữ Dân cỡ vừa, cỡ nhỏ vào bảng con
Nhận xét, uốn nắn. Nhắc lại cách nối nét
4.Hướng dẫn H viết vào vở Tập viết
Lần lượt yêu cầu HS viết theo các yêu cầu:
Chữ D cỡ vừa: 1 dòng
Chữ D cỡ nhỏ: 1 dòng
Chữ Dân cỡ vừa: 1 dòng
Chữ Dân cỡ nhỏ : 1 dòng
Dân giàu nước mạnh : 2 dòng
Đối với H khá, giỏi thì yêu cầu viết thêm 1 dòng chữ D cỡ nhỏ, 1 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ
Theo dõi, giúp đỡ HS yếu viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung
5.Chấm, chữa bài
Chấm một số bài
Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm
6.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
Nhắc HS hòan thành nốt bài tập viết
Viết bảng con
Chia ngọt sẻ bùi
Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau
Viết bảng con
Quan sát chữ mẫu
Cao 5 li. Gồm 6 đường kẻ ngang
1 nét
Viết chữ hoa D cỡ vừa vào bảng con
Viết chữ hoa D cỡ nhỏ vào bảng con
2H đọc câu ứng dụng
Cao 2 li rưỡi
Cao 1 li
Đặt dưới chữ a 
Đặt trên chữ a
Đặt trên chữ ơ
Cách nhau bằng khoảng 1 chữ o
Viết chữ Dân cỡ vừa, cỡ nhỏ vào bảng con
Viết vào vở lần lượt các yêu cầu của GV 
 ---------------------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I -MỤC TIÊU
 - Nghe viết chính xác , trình bày đúng hai khổ thơ đầu bài “ Cái trống trường em”.
 - Làm được bài tập 2b .
II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ 
Bảng con
Vở bài tập 
III-CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC 
HỌAT ĐỘNG DẠY
HỌAT ĐỘNG HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ 
Đọc cho HS viết:nghe ngóng, nghỉ ngơi, đổ rác, thi đỗ
B.DẠY BÀI MỚI 
1.Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe- viết 
 Hướng dẫn HS chuẩn bị 
Đọc 2 khổ thơ đầu 1 lần
Hai khổ thơ này nói gì?
Trong hai khổ thơ đầu có mấy dấu câu?
Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
Đọc cho HS viết vào bảng con: cũng nghỉ, suốt , buồn.
 Đọc cho HS viết vào vở 
Đọc thong thả từng dòng thơ, mỗi dòng đọc 3 lần 
Theo dõi, uốn nắn
Đọc lại cả bài chính tả
 Chấm, chữõa bài ø
Cho H sửa bài
Chấm bài 6HS nhận xét từng bài về: nội dung (đúng/sai); chữ viết (sạch, đẹp/xấu, bẩn); cách trình bày (đúng/sai)
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả
a/Bài tập 2b:Điền chữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống 
Nêu yêu cầu của bài 2
Chốt lại lời giải đúng: chen chúc – leng keng – hẹn – lẻn .
4.Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
HS lên bảng viết, các HS khác viết bảng con
3HS nhìn bảng phụ đọc lại 2 khổ thơ.
-Nói về cái trống trường lúc các bạn học sinh nghỉ hè.
-Có hai dấu câu ( 1 dấu chấm và 1 dấu chấm hỏi)
-Viết hoa , chữ đầu tiên của mỗi dòng thơ.
Cả lớp tập viết vào bảng con
Viết vào vở
Soát bài
Gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì vào cuối bài chép 
2HS lên làm ở bảng phụ, các H khác làm vào vở BT
Cả lớp nhận xét
Sửa bài
Nhắc lại yêu cầu của bài
2H lên làm ở bảng phụ, các HS khác làm vào vở BT
Sửa bài
-HS điềnvào chỗ trống
-Nghe , rút kinh nghiệm, về nhà luyện viết lại các từ viết sai.
 -------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
Bài: Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài. 
Luyện tập: Mục lục sách
I.MỤC TIÊU :
 - Dựa vào tranh vẽ , trả lời được các câu hỏi rõ ràng , đúng ý ( Bài tập 1 ), Biết đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài ( BT2 ) .
 - Biết đọc mục lục một tuần học , ghi ( hoặc nói ) được tên các bài tập đọc trong tuần đó (BT3 ) .
II.CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ BT1 trong SGK .
- VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A . Bài cũ :
Gọi hs lên bảng kiểm tra 
Nhận xét , cho điểm 
B . Bài mới :
1 . Giới thiệu bài :
Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi , kể lại được từng việc thành câu , bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài . 
Biết soạn một mục lục đơn giản 
2 . Hướng dẫn làm bài tập :
BT1 :
Treo tranh 1 và hỏi :
Bạn trai đang vẽ ở đâu ? 
Treo tranh 2 , hỏi :
Bạn trai nói gì với bạn gái ?
Treo tranh 3 , hỏi :
Bạn gái nhận xét như thế nào ?
Treo tranh 4 , hỏi : 
Hai bạn đang làm gì ? 
Vì sao không nên vẽ bậy ?
Yêu cầu hs ghép nội dung của các bức tranh thành 1 câu chuyện 
Nhận xét , chỉnh sửa và cho điểm 
BT2 : 
Gọi hs đọc yêu cầu 
Gọi từng hs đặt tên truyện của mình 
BT3 :
Yêu cầu hs đọc yêu cầu 
Yêu cầu hs đọc mục lục tuần 6 sách Tiếng Việt tập 1 lớp 2 
Yêu cầu hs đọc các bài tập đọc 
Nhận xét 
C . Củng cố :
Câu chuyện Bức vẽ trên tường khuyên chúng ta điều gì ? 
Về nhà kể lại chuyện 
2 hs đóng vai Tuấn trong truyện Bím tóc đuôi sam nói lời xin lỗi với bạn Hà 
2hs đóng vai Lan trong truyện Chiếc bút mực nói lời cám ơn với bạn Mai
HS theo dõi , nhận xét 
Quan sát tranh , trả lời 
4hs nối tiếp từng bức tranh 
2 hs kể toàn bộ câu chuyện 
HS nhận xét 
Đọc yêu cầu bài 
HS tự đặt tên 
Đọc yêu cầu 
Đọc thầm 
3 hs đọc tên 
Trả lời 
 ---------------------------------------------------------
 MÔN : TOÁN
38 + 25
I.MỤC TIÊU :
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 , dạng 38 + 25.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng với các số với số đo có đơn vị dm .
 -Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một sốđể so sánh hai số .
-Yêu thích học toán và vận dụng vào cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ :
	- Que tính, bảng gài.
	- Nội dung BT2 viết sẵn trên bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Ổn định – Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau :
 + HS 1 : Đặt tính rồi tính.
 Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 29 + 8.
 + HS 2: Giải bài toán : Có 28 hòn bi, thêm 5 hòn bi. Hỏi tất cả có bao nhiiêu hòn bi ?
B. Bài mới :
1.Giới thiệu phép cộng 38 + 25 :
 * Nêu bài toán : Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
 * GV yêu cầu hs sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Có tất cả bao nhiêu que tính?
- Vậy 38 + 25 bằng bao nhiêu?
- Nếu hs không tự tìm được, gv có thể sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn hs tìm kết quả.
 * Yêu cầu 1 hs lên bảng đặt tính , các hs khác làm ra nháp.
- Em đã đặt tính như thế nào ?
- Nêu lại cách thực hiện hiện phép tính của em.
- Yêu cầu hs khác lại cách đặt tính, thực hiện phép tính này.
2.Thực hành :
* Bài 1 : ( Cột 1,2 ,3 )
- Yêu cầu hs tự làm vào. Gọi 3 hs lên bảng làm bài .
- Yêu cầu hs khác nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
* Bài 3 : 
- Gọi 1 hs đọc đề bài.
- Vẽ hình lên bảng và hỏi : muốn biết con kiến phải đi đoạn đường dài bao nhiêu dm, ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu hs tự làm bài tập vào vở .
* Bài 4 : ( Cột 1 )
- Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
- Khi muốn so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trước tiên ?
- Yêu cầu hs làm bài .
- Khi so sánh 8+4 và 8+5 ngoài cách tính tổng ta còn cách nào khác không ?
- Không cần thực hiện phép tính hãy giải thích vì sao
9 + 8 = 8 + 9.
- Nhận xét, cho điểm hs.
C. Củng cố – dặn dò :
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính 38 + 25
- Nhận xét tiết học.
- HS làm trên bảng lớp.
- Cả lớp làm bảng con.
- Lắng nghe và phân tích bài toán. 
- Thực hiện phép cộng 38 + 25.
- Thao tác trên que tính.
- 63 que tính.
- Bằng 63.
-Thực hành đặt tính.
-Viết 38 rồi viết 25 dưới số 38 sao cho 5 thẳng cột với 8, 2 thẳng cột với 3. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang. - - Tính từ phải qua trái, 5 cộng 8 bằng 13 viết 3 nhớ 1 2 cộng 3 bằng 5 với 1 là 6. Vậy 38 cộng 25 bằng 63.
- 3 hs khác nhắc lại.
-Thực hành trong vở
- Nhận xét.
- Thực hiện phép cộng :
 28dm + 34dm
- Làm bài.
- Điền dấu >, <, = vào ô trống.
- Tính tổng trước rồi so sánh.
- Làm bài. 3HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét.
So sánh : 8 = 8, 4<5 nên 
8+4 < 8+5.
- Vì khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi.
- Cả lớp thực hiện
- Nhận xét
 ---------------------------------------------------------------------------------
 MÔN : TOÁN
 LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
-Thuộc bảng 8 cộng với một số .
-Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 , dạng 28+5; 38+25.
-Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Ổn định – Kiểm tra
- Cho HS thực hiện các phép tính sau :
 38 + 25 , 18 + 25 , 48 + 25.
B. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : giới thiệu trực tiếp ngắn gọn, ghi bảng.
 2) Luyện tập :
Bài 1 : 
- Yêu cầu hs nhẩm và nối tiếp nhau đọc ngay kết quả của từng phép tính.
Bài 2 :
- Gọi 1 hs đọc đề bài.
- Yêu cầu hs làm bài ngày vào vở Gọi 2 hs lên bảng làm bài.
- Gọi 2 hs nhận xét bài 2 bạn trên bảng. Yêu cầu hs kiểm tra bài làm của mình.
- Yêu cầu 2 hs lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính : 
48 + 24 , 58 + 26.
Bài 3 : 
- Yêu cầu 1 hs nêu đề bài.
- Dựa vào tóm tắt hãy nói rõ bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Hãy đọc đề bài dựa vào tóm tắt.
- Yêu cầu hs tự làm bài, 1 hs làm bài trên bảng lớp.
Nhận xét và cho điểm hs.
C. Củng cố – dặn dò :
 - Nhắc lại cách đặt tính.
 - Về nhà xem lại các bài đã làm.
- HS làm bảng con.
- Hs làm bài miệng
- Đặt tính rồi tính.
- HS làm bài
- Nhận xét bài bạn và cả cách đặt tính, thực hiện phép tính.
- Hs 1;
+ Đặt tính : Viết 48 rồi viết 24 dưới 48 sao cho thẳng hành với 8, 2 thẳng cột với 4. Viết dấu + và kẻ vạch ngang.
+ Thực hiện phép tính từ phải sang trái : 8 cộng 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1, 4 cộng 2 bằng 6 với 1 là 7, viết 7. Vậy 48 cộng 24 bằng 72.
- HS 2 : Làm phép tính 58 + 26.
- Giải bài toán theo tóm tắt.
- Bài toán cho biết có 28 cái kẹo chanh và 26 cái kẹo dừa.
- Bài toán hỏi số kẹo cả hai gói?
- Gói kẹo chanh có 28 cái. Gói kẹo dừa có 26 cái. Hỏi cả hai gói có bao nhiêu cái kẹo ?
Giải
Số kẹo cả hai gói có là :
28 + 26 = 54 ( cái kẹo )
Đáp số : 54 cái kẹo
- Nhận xét
 --------------------------------------------------------
 MÔN : TOÁN
 HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU :
- Nhận dạng đượcvà gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Biết nối các điểm để có hình chữ nhật , hình tứ giác.
II.CHUẨN BỊ :
	- Một số miếng nhựa hình chữ nhật, hình tứ giác.
	- Các hình vẽ phần bài học, SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 * BÀI MỚI :
1) Giới thiệu hình chữ nhật:
Gắn trên bảng một hình chữ nhật rồi nói : Đây là hình chữ nhật.
Yêu cầu hs lấy trong hộp đồ dùng một hình chữ nhật.
Vẽ lên bảng 1 hình chữ nhật ABCD và hỏi : Đây là hình gì ?
Hãy đọc tên hình.
Hình có mấy cạnh ?
Hình có mấy đỉnh ?
Đọc tên các hình chữ nhật có trong phần bài học.
Hình chữ nhật gần giống hình nào đã học ?
Giới thiệu hình tứ giác :
Vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ và giới thiệu :
 + Đây là hình tứ giác.
 + Hình có mấy cạnh ?
 + Hình có mấy đỉnh ?
Nêu : Các hình có 4 cạnh, 4 đỉnh được gọi là hình tứ giác.
+ Hình như thế nào gọi là hình tứ giác ?
+ Đọc tên các hình tứ giác có trong bài học.
- Nếu nói hình chữ nhật cũng là hình tứ giác. Theo em như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Hình chữ nhật và hình vuông là những hình tứ giác đặc biệt.
Thực hành :
Bài 1:
Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài.
Yêu cầu hs tự nối.
- Hãy đọc tên hình chữ nhật.
Hình tứ giác nối được là hình nào ?
Bài 2 ( Làm bài 2a,2b )
Yêu cầu hs đọc đề bài.
Yêu cầu hs quan sát kĩ hình vàcho biết có bao nhiêu hình tứ giácd .
* CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
 Tổ chức cho HS chơi thi vẽ hình theo yêu cầu :
 + Kẻ thêm một đoạn vào hình để được 2 hình tam giác và 1 hình tứ giác.
 + Kẻ thêm một đoạn vào hình để có 3 hình tứ giác 
* Tổng kết tiết học.
- 1 hs lên bảng lớp.
- Cả lớp làm bảng con
- Tìm trong hộp đồ dùng lấy đúng hình chữ nhật.
- Đây là hình chữ nhật.
- ABCD.
- Hình có 4 cạnh.
- Hình có 4 đỉnh..
- ABCD, MNPQ, EGHI
- HS trả lời theo suy nghĩ. (gần giống hình vuông).
- Quan sát và cùng nêu: Tứ giác MNPQ
- Hình có 4 cạnh.
- Hình có 4 đỉnh.
- HS nhắc lại.
- Hình có 4 cạnh và 4 đỉnh gọi là hình tứ giác.
CDEG, PQRS, MNHK.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Dùng thước và bút nối các điểm để được hình chữ nhật và hình tứ giác.
- HS tự nối, đổi chéo vở để kiểm tra.
Hình chữ nhật ABCD, MNPQ.
Hình tứ giác EGHK.
HS nhìn hình và nêu .
- Mổi tổ cử 1 bạn đại diện lên thi vẽ.
- Nhận xét.
 MÔN : TOÁN
BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
 I .MỤC TIÊU:
-Biết giải và trình bày giải bài tóan về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau .
-Rèn kĩ năng giải tóan về nhiều hơn (tóan đơn có 1 phép tính)
-Yêu thích học toán và vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng gài
Viết sẵn trên bảng lớp bài tóan mẫu
III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC 
HỌAT ĐỘNG DẠY
HỌAT ĐỘNG HỌC
1.Họat động 1:Giới thiệu bài tóan về nhiều hơn
Gài lần lượt các quả cam trên bảng, rồi 
diễn tả đề tóan:
+ Hàng trên có 5 quả cam(gài 5 quả cam)
+ Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả. Tức là đã có như hàng trên (ứng 5 quả trên, để trống hình), rồi thêm 2 quả nữa (gài tiếp 2 quả nữa vào bên phải)
Yêu cầu HS nhắc lại đề tóan. (chỉ vào hình và ghi dấu ? vào hàng dưới)
Muốn tính số quả cam ở hàng dưới ta làm thế nào?
Muốn tính số quả cam ở hàng trên ta lấy số quả cam ở hàng trên cộng với số quả có nhiều hơn
2.Họat động 2: Thực hành
Bài 1:
Đọc đề tóan
Tìm hiểu đề tóan:
+Bài tóan cho gì?
+Bài tóan hỏi gì?
+ Muốn biết Bình có mấy bông hoa ta làm thế nào?
+ Vì sao?
Các em hãy trình bày lại bài giải với đầy đủ 3 phần: lời giải, phép tính, đáp số
Bài 3/24:
Yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới cái đề bài cho
Yêu cầu HS gạch 2 gạch dưới cái đề bài hỏi
Đặt câu hỏi để HS tóm tắt:
+Đề bài cho biết gì?
+ Đề bài hỏi gì?
3.Họat động 3: Củng cố
Tổ chức cho HS thi đua đặt đề tóan
Khuyến khích các cá nhân đặt các đề tóan tương tự với các đề tóan vừa làm (dạng bài tóan về nhiều hơn)
Nhận xét, đánh giá, khen ngợi
2HS nhắc lại đề tóan
Lấy 5 cộng với 2 bằng 7
2HS đọc lại đề tóan
Hòa có 4 bông hoa, Bình có nhiều hơn Hòa 2 bông hoa
Bình có mấy bông hoa?
Lấy 4 cộng với 2
Vì số bông hoa của Bình nhiều hơn số bông hoa của Hòa là 2
Cả lớp trình bài bài giải vào nháp, 1HS lên bảng làm
Cả lớp nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng lớp
 Giải 
Số bông hoa Bình có là:
4 + 2 = 6 (bông)
 Đáp số: 6 bông hoa
HS đọc đề bài
Gạch theo yêu cầu
Gạch theo yêu cầu
Mận cao 95cm, Đào cao hơn Mận 3cm
Đào cao bao nhiêu xăngtimet?
Cả lớp tóm tắt và làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm
Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn trên bảng
Tóm tắt
Mận cao : 95cm
Đào cao hơn Mận: 3cm
Đào cao : ....cm?
Giải
 Chiều cao của Đào là:
95 + 3 = 98 (cm)
 Đáp số: 98cm
Tự đặt đề tóan và nêu cho cả

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 CKTKN.doc