Bài giảng Lớp 1 - Tuần 29 - Trần Thị Hải Yến

Mục tiêu:

 Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

 Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.

 Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK).

II Đồ dùng và các hình thức tổ chức:

 Tranh, bộ đồ dùng dạy, học Tiếng Việt 1, Máy tính, máy chiếu.

 

doc 51 trang Người đăng haroro Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lớp 1 - Tuần 29 - Trần Thị Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on vật.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: 
 Hình ảnh trong SGK bài 29. 
 Một số tranh ảnh về thực vật và động vật sưu tầm được.
 H/sinh: Vở bài tập TNXH, phiếu học tập.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học: 
	1 Kiểm tra bài cũ: Con hãy nêu một số tác hại do muỗi gây ra và cáchdiệt muỗi?
2. Hoạt động 1: làm việc với các mẫu vật và tranh ảnh.
Mục tiêu: Học sinh ôn lại về các cây và các con vật đã học.
Cách tiên hành.
 Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm.
Giáo viên phân cho mỗi nhóm một góc lớp, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, băng dính ( hoặc hồ dán) và hướng dẫn các nhóm làm việc:
 + Bày các mẫu vật h/sinh đem đến trên bàn.
 + Dán các tranh ảnh về thực vật và động vật vào giấy khổ to. Sau đó treo lên tường của lớp học.
 + Chỉ và nói tên từng cây, từng con mà nhóm đã sưu tầm được với các bạn. Mô tả chúng, tìm ra sự giống và khác nhau giữa các cây, giữa các con vật.
H/sinh làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.
 Bước 2: 
Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình trước lớp, cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
H/sinh các nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm đang trình bày trả lời.
 Bước 3: Giáo viên nhận xét kết quả trao đổi của các nhóm, tuyên dương các nhóm có kết quả thảo luận tốt. 
Kết luận: 
- Có nhiều loại cây như cây rau, cây hoa, cây gỗ. Các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng chúng đều có: Rễ, thân, lá hoa.
- Có nhiều loại động vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống Nhưng chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.
 Hoạt động 2: Trò chơi: “ Đố bạn cây gì, con gì?”.
Mục tiêu: 
 - Học sinh nhớ lại những đặc điểm chính của các cây và các con vật đã học.
	 - Học sinh được thực hành kỹ năng đặt câu hỏi.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Giáo viên hướng dẫn h/sinh cách chơi.
Giáo viên cho h/sinh đeo một tấm bìa có vẽ hình cây rau ( hoặc một con cá) ở sau lưng, h/sinh đó không biết đó là cây gì, con gì.
H/sinh đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng / sai để đoán xem đó là cây ( con ) gì. H/sinh dưới lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.
 Bước 2: H/sinh chơi thử.
 Bước 3: H/sinh chơi theo nhóm.
IV Củng cố - Dặn dò.
Giáo viên nhận xét giờ học. 
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Trời nắng, trời mưa.
 _______________________________
Chiều: 
 Tập viết
Bài: 120, 121 vở: Thực hành luyện viết. 
 I Mục tiêu: 
H/sinh tô, viết đúng quy trình chữ hoa K các vần: iêu, yêu; các từ: hạt tiêu, già yếu, lá liễu, yểu điệu kiểu chữ thường, cỡ vừa, đều nét trong vở thực hành luyện viết.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức : 
Giáo viên: Bảng phụ, chữ mẫu.
 Học sinh: vở thực hành luyện viết.
Hình thức tổ chức: Lớp, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét bổ sung.
 2. Giới thiệu bài ghi bảng.
 3. Hướng dẫn h/s bài 120.
 a. Hướng dẫn tô chữ hoa. 
Treo chữ hoa K.
-Tô lại chữ và hướng dẫn quy trình viết.
 b. Hướng dẫn viết các vần và từ ứng dụng.
Vần: iêu, yêu.
- Nhận xét bổ sung, hướng dẫn h/sinh viết.
- Nhận xét bổ sung.
Các từ còn lại h/dẫn tương tự. Lưu ý h/s luật chính tả, vị trí của các dấu thanh trong chữ, khoảng cách giữa chữ với chữ trong từ.
 4. Hướng dẫn h/s viết vở.
- Nêu nội dung yêu cầu tô, viết bài 120.
Lưu ý học sinh khoảng cách giữa các chữ trong từ, con chữ trong chữ, các nét nối và vị trí của các dấu thanh trong chữ.
- Theo dõi, giúp đỡ h/s yếu.
- Chấm một số bài- nhận xét.
- Hướng dẫn h/sinh viết bài 121 tương tự.
- Viết bảng: Khánh Hòa, Kiên Giang và nêu quy tắc viết hoa.
- Nhận xét.
- 2 h/s đọc bài viết.
- Nêu nhận xét, quy trình viết, số nét, chiều cao, độ rộng của chữ.
-Quan sát.
- Nêu quy trình viết, nêu luật chính tả ghi tiếng có vần iêu, yêu nhận xét, so sánh hai vần.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
- Mở vở, sửa tư thế ngồi.
- Viết bài.
- Soát lỗi sau khi viết xong.
VI Củng cố - Dặn dò.
Hướng dẫn h/sinh sửa một số lỗi sai thường gặp trong bài viết.
Hướng dẫn h/sinh về nhà chuẩn bị bàitập đọc: Mời vào. 
 ________________________________
Chính tả
Hoa sen ( vở chính tả - lớp1).
I Mục tiêu: 
H/sinh được luyện viết lại chính xác không mắc lỗi bài thơ lục bát “ Hoa sen” trong khoảng 12 – 15 phút vào vở chính tả - Lớp 1.
Điền đúng vần en, oen; chữ g, gh vào chỗ trống trong: Thực hành Tiếng Việt trang 39.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Giáo viên: Bảng phụ chép bài viết, bài tập.
H/sinh: Vở chính tả, vở: Thực hành Tiếng Việt ½ .
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, sửa.
 2. Hướng dẫn h/sinh tập chép: 
- Treo bảng phụ đoạn văn cần chép.
- Chỉ bảng những chữ h/sinh viết sai ở bài trước.
- Nhận xét bổ sung.
Hướng dẫn h/sinh viết từ khó vào bảng con.
- Chọn các từ h/sinh hay mắc lỗi ở bài viết trước.
- Nhận xét, sửa.
H/dẫn h/sinh chép vào vở.
- Hướng dẫn h/sinh cách trình bày bài viết. Lưu ý h/sinh viết hoa sau dấu chấm.
- Theo dõi, giúp đỡ những h/sinh còn lúng túng.
Hướng dẫn h/sinh soát lỗi.
- Giáo viên chỉ trên bảng phụ từng chữ và đọc bài viết để h/sinh nghe và soát.
- Chữa một số lỗi phổ biến.
- Chấm một số bài, nhận xét.
 4. Hướng dẫn h/sinh làm bài tập chính tả.
 Bài tập 2: 
- Hướng dẫn h/sinh lựa chọn thảo luận nhóm và làm bài.
- Đưa đáp án.
Hoen gỉ giấy khen
Then cửa nhen lửa
- Nhận xét, ghi điểm bài chữa. Chấm một số bài.
 Bài 3:
- Hướng dẫn h/sinh vận dụng quy tắc chính tả để làm bài.
- Đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm thi đua.
- Viết bảng con, bảng lớp một số từ buổi sáng nhiều h/sinh mắc lỗi.
- Nhận xét.
- 2 – 3 h/sinh đọc bài chép.
- Đọc cá nhân và phân tích.
- Nhận xét.
- Đọc đồng thanh.
- Nhẩm thầm, viết bảng con từng từ .
- Nhận xét.
- Mở vở, sửa tư thế ngồi.
- H/sinh viết bài.
- Cầm bút chì.
- Gạch chân dưới những chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- Đếm và ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết.
- Đổi vở sửa lỗi cho nhau.
- H/sinh mở: Thực hành Tiếng Việt trang 39.
- 2 h/sinh nêu yêu cầu bài tập 2: Điền vần en hay oen?
- Thảo luận nhóm đôi, làm bằng bút chì.
- 2 h/sinh lên chữa, một số đọc kết quả.
- Nhận xét.
- Sửa ( nếu sai).
- 1 h/sinh nêu yêu cầu bài 3: Điền chữ g hoặc gh.
- 2 – 3 h/sinh nhắc lại quy tắc chính tả gh + e, ê, i.
- Làm bài cá nhân, 2 h/sinh làm bảng lớp.
- Nhận xét.
- Nhắc lại quy tắc chính tả: gh + e, ê, i ( 2 – 3 h/sinh).
IV Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học, khen những h/sinh có bài viết đúng, đẹp.
H/dẫn h/sinh về luyện viết ở nhà ( với những h/sinh còn lúng túng và viết hay sai).
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài tập đọc: Mời vào.
 ________________________________
Toán
Luyện tập 
I Mục tiêu: Tiếp tục giúp h/sinh rèn luyện kỹ năng:
Biết làm tính cộng ( không nhớ) trong phạm vi 100.
Tập đặt tính rồi tính.
Biết tính nhẩm.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: 
Vở luyện tập toán tiểu học quyển 1/2.
Bảng phụ ghi bài: 2, 3.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học.
	1. Kiểm tra bài cũ:
- H/sinh chữa bài 3 trong vở bài tập toán trang: 42.
	2. Hướng dẫn h/sinh làm bài tập trang 38 vở bài tập toán tiểu học quyển 1/2.
Bài 1 : H/sinh nêu yêu cầu : Đặt tính rồi tính.
- 1 h/sinh làm mẫu : 30
 + 
 47
 77
1 h/sinh nhận xét, nêu kỹ năng đặt tính, kỹ năng tính theo cột doc.
Giáo viên nhận xét.
H/sinh làm vở các phép tính còn lại.
4 h/sinh lên chữa, ở dưới đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét.
Giáo viên đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa và chấm một số bài.
Bài 2 : H/sinh nêu yêu cầu : Điền số thích hợp vào ô trống.
Hướng dẫn h/sinh thảo luận nhóm 8 ( 2 phút).
Hướng dẫn các nhóm lựa chọn và cử 3 h/sinh lên thi điền.
H/sinh nhận xét, giải thích.
Giáo viên đưa đáp án.
50
32
40
64
48
42
 + 8 + 10 + 14
Giáo viên nhận xét, chấm điểm thi đua.
Bài 3 : H/sinh nêu yêu cầu : Số ?
Hướng dẫn h/sinh nêu cách làm.
H/sinh làm bài.
5 h/sinh lên chữa, ở dưới đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét.
H/sinh nhận xét bài chữa.
Giáo viên đưa đáp án.
7
10 
49
24 + 25 = 	35 + = 45 70 + = 77
37
4
 + 25 = 29 30 + 6 < < 13 + 25
 - Giáo viên nhận xét bài chữa, ghi điểm thu chấm một số bài.
Bài 4: H/sinh nêu yêu cầu của bài: Giải toán.
Bước 1 : Hướng dẫn h/sinh đọc bài toán và phân tích đề toán.
H/sinh tự đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì ? ( Hùng hái được 21 bông hoa, Dũng hái được 18 bông hoa).
Bài toán hỏi gì ? (Cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa?).
Để tìm số hoa hai bạn hái được con làm tính gì? Vì sao ?
Hướng dẫn h/sinh trình bày bài giải.
H/sinh làm bài.
1 h/sinh lên chữa.
H/sinh và giáo viên nhận xét bài chữa, gfhi điểm.
Giáo viên chấm một số bài.
Bài 5: H/ sinh tự làm và chữa bài.
H/sinh nhận xét bài chữa.
Giáo viên đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm và chấm một số bài.
IV: Củng cố - Dặn dò:
H/sinh nêu các bước giải toán có lời văn.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Luyện tập.
__________________________________________________________________
Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2011.
Tập đọc
Mời vào ( 2 tiết).
 I Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có tiếng vùng phương ngữ dễ phát âm sai: Kiễng chân, soạn sửa, nai, đẩy. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
Hiểu nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những bạn tốt đến chơi.
 Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
II.Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài đọc SGK (máy tính, máy chiếu).
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC : 
GV nhận xét chung, ghi điểm.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và ghi bảng: Mời vào.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng chậm rãi tình cảm). Tóm tắt nội dung bài.
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
- Gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
- Giải nghĩa từ: kiễng chân, soạn sửa, đẩy.
Luyện đọc câu:
- Nhận xét, sửa.
Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
- Nhận xét, sửa.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
- Nhận xét, ghi điểm.
Luyện tập:
- Giáo viên treo bảng phụ bài tập 1: 
- Nêu vần cần ôn: vầnong, oong.
 Bài tập 2:
- Nhận xét, ghi điểm thi đua.
Tiết 2
 4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài:
-Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Bố Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì ?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Giáo viên đọc lại bài thơ, hướng dẫn h/sinh đọc bài thơ theo cách phân vai.
- Nhận xét, ghi điểm thi đua.
b. Hướng dẫn h/sinh HTL cả bài thơ: Tổ chức cho các em thi đọc HTL theo bàn, nhóm 
c. Thực hành luyện nói: Giáo viên nêu chủ đề: Nói về các con vật mà con yêu thích.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về nghề nghiệp của bố mình.
- Tổ chức cho các em đóng vai theo cặp để hỏi đáp.
- Nhận xét, gợi ý bổ sung, tuyên dương những h/sinh nói đúng, hay.
- 2 học sinh đọc bài : Quà của bố và trả lời câu hỏi:
- 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: lần nào, vững vàng.
- HS nhắc lại
- Lắng nghe.
- Học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài: kiễng chân, soạn sửa, đẩy. 
- Luyện đọc từ ngữ kết hợp phân tích.
- Đọc nối tiếp theo dãy cá nhân.
- Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng, nhận xét.
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- Nhận xét.
- Thi đọc cả bài thơ.
- Nhận xét.
- 1 – 2 h/sinh đọc.
- Nhận xét.
- Đọc đồng thanh cả bài.
- Nhẩm thầm, 1 h/sinh nêu yêu cầu: Tìm tiếng trong bài có vần ong ?
- Thi tìm, nêu và phân tích tiếng trong.
- 2 h/sinh nêu yêu cầu:Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa: 
Vần ong.
Vần oong.
- 2 h/sinh đọc hai từ mẫu trong bài. 
- Học sinh nêu theo yêu cầu.
- Nhận xét.
- 1- 2 học sinh đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
-Thỏ - Nai và Gió.
- Nhận xét bổ sung.
- 2 h/sinh đọc khổ thơ 3, cả lớp nhẩm thầm.
- Gió được chủ nhà mời vào để cùng chủ nhà soạn sửa: Đón trăng lên
- Nhận xét bổ sung.
- 2 nhóm học sinh đọc phân vai.
- Nhận xét.
- 1 h/sinh nhắc lại yêu cầu luyện nói.
- 2 học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu SGK. 
- Thực hành hỏi đáp.
IV : Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn h/sinh đọc chưa tốt về nhà luyện đọc, liên hệ nhắc nhở học sinh thực hiện theo bài học.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Ôn tập.
 ________________________________
Toán
Luyện tập (trang 157).
 I Mục tiêu: Giúp h/sinh: 
 Biết làm tính cộng ( không nhớ) trong phạm vi 100.
 Biết vận dụng tính nhẩm để cộng các số đo độ dài.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: 
Bảng phụ ghi bài 2, 4 trang 157 SGK.
H/sinh: Vở bài tập toán.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học: 
	1. Kiểm tra bài cũ: H/sinh chữa bài 3 trang 156 SGK.
- H/sinh, giáo viên nhận xét, ghi điểm.
	2. Giới thiệu bài: Ghi bảng. 
3. Hướng dẫn h/sinh làm bài tập trong SGK trang 157.	
 Bài 1 : H/sinh nêu yêu cầu : Tính.
- 1 h/sinh làm mẫu : 53 
 + 
 14
 67
1 h/sinh nhận xét, nêu kỹ năng đặt tính, kỹ năng tính theo cột dọc.
Giáo viên nhận xét.
H/sinh làm vở các phép tính còn lại.
4 h/sinh lên chữa, ở dưới đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét.
Giáo viên đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa và chấm một số bài.
Bài 2 : H/sinh nêu yêu cầu : Tính.
H/sinh làm mẫu trên bảng bảng lớp : 
 20 cm + 10 cm = 30 cm
- H/sinh nhận xét cách làm, nêu kỹ năng thực hiện.
- Giáo viên nhận xét.
- H/sinh làm các phép tính còn lại vào bảng con, bảng lớp.
- H/sinh, giáo viên nhận xét.
 Bài 3 : H/sinh nêu yêu cầu : Nối theo mẫu.
H/sinh nêu cách thực hiện ( 2 – 3 h/sinh).
Tổ chức thành trò chơi.
H/sinh được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 8 h/sinh.
Giáo viên nêu luật chơi.
H/sinh thảo luận nhóm. ( 2 phút).
Mỗi nhóm cử 5 đại diện lên thi nối.
H/sinh, giáo viên nhận xét, ghi điểm thi đua.
 Bài 4 : H/sinh nêu yêu cầu : Giải toán.
Bước 1 : Hướng dẫn h/sinh đọc bài toán và phân tích đề toán.
H/sinh tự đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì ? ( Con sên bò được 15 cm, sau đó bò tiếp được 14 cm).
Bài toán hỏi gì ? (Hỏi con sên bò được tất cả bao nhiêu cm?)
Để biết được con sên bò được tất cả bao nhiêu cm con cần làm phép tính gì ? Vì sao ?
Bước 2 : Hướng dẫn h/sinh ghi tóm tắt.
 Bò được : 15 cm
Bò tiếp : 14 cm
Đã bò : ... cm ?
Bước 3 : Hướng dẫn h/sinh đưa ra câu trả lời hợp lý.
Bước 4 : Hướng dẫn h/sinh trình bày bài giải.
H/sinh làm bài.
1 h/sinh lên chữa.
H/sinh và giáo viên nhận xét bài chữa, gfhi điểm.
Giáo viên chấm một số bài.
IV Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học. 
H/sinh nêu các bước giải bài toán có lời văn.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Luyện tập.
 _______________________________
Âm nhạc
Học hát bài: Đi tới trường.
Giáo viên bộ môn
 _______________________________
Chiều:
Tập đọc
Ôn tập 
I Mục tiêu: H/sinh được: 
Luyện đọc bài: Mời vào.
Tiếp tục thi học thuộc bài thơ.
Làm đúng các bài tập trong vở: Thực hành Tiếng Việt trang 40.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Vở: Thực hành Tiếng Việt quyển 1/2.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét bổ sung, ghi điểm.
 2. Giới thiệu bài.
 3. Hướng dẫn h/sinh luyện đọc. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét, ghi điểm thi đua.
Hướng dẫn học sinh thi đọc thuộc .
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét, ghi điểm thi đua.
 4.H/ dẫn h/sinh làm bài tập: 
 Bài 1: 
- Gợi ý hướng dẫn h/sinh dựa vào phần ôn buổi sáng nói câu chứa tiếng có vần ong, oong để làm.
- Nhận xét bổ sung chấm một số bài.
 Bài 2: Treo bảng phụ:
- Hướng dẫn h/sinh thảo luận theo nhóm đôi, dựa vào nội dung bài tập đọc viết tiếp theo yêu cầu của bài.
- Đưa đáp án:
- Nhận xét, chấm một số bài.
 Bài 3: Đánh dấu x vò o trống trước ý đúng.
- Nhận xét, ghi điểm, chấm một số bài.
 Bài 4: Hướng dẫn tương tự bài 3.
- 3 h/sinh đọc nối tiếp bài: Quà của bố kết hợp trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Mở SGK trang: 94.
- Đọc cá nhân ( 2 – 3 h/sinh ), phân tích.
- Nhận xét.
- 2 – 3 nhóm đọc nối tiếp, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Đọc đồng thanh.
- 3 – 4 h/sinh đọc cá nhân.
- Nhận xét.
- 2 nhóm đọc thuộc.
- Nhận xét.
- Mở Tiếng Việt thực hành trang 40.
- 1 – 2 h/sinh nêu yêu cầu: Viết câu chứa tiếng:
Có vần ong.
Có vần oong.
- Làm bài.
- 2 h/sinh lên chữa. Một số đọc bài làm của mình.
- H/sinh nhận xét.
- 2 h/sinh đọc yêu cầu của bài: Chủ nhà nói gì khi Thỏ và nai gõ cửa? Viết tiếp cho đúng.
- Làm bài, giải thích trong nhóm.
- Các nhóm trình bày đáp án.
- Nhận xét.
- H/sinh làm bài cá nhân. Một số đọc đáp án, giải thích.
- H/sinh nhận xét.
IV: Củng cố - Dặn dò:
 1 Học sinh nhắc lại nội dung của bài tập đọc. 
Nhận xét giờ học.
 Dặn h/sinh đọc kỹ bài chuẩn bị cho giờ tập chép.
 _____________________________________
Toán
Luyện tập
I Mục tiêu: Tiếp tục giúp h/sinh luyện tập về:
Thực hành cộng ( không nhớ) trong phạm vị 100.
Giải toán.
Củng cố về tính cộng các số đo độ dài đơn vị là cm.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: 
Vở luyện tập toán tiểu học quyển 1/2.
Bảng phụ ghi bài: 1, 2, trang 39. 16 hình tam giác như bài 4.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học.
	1. Kiểm tra bài cũ:
- H/sinh chữa bài 4 trang 157 SGK: 
	2. Hướng dẫn h/sinh làm bài tập trang 39 luyện tập toán tiểu học quyển 1/2.
 Bài 1 : H/sinh nêu yêu cầu : Đặt tính rồi tính.
- 1 h/sinh làm mẫu : 35 
 + 
 20
 55
1 h/sinh nhận xét, nêu kỹ năng đặt tính, kỹ năng tính theo cột dọc.
Giáo viên nhận xét.
H/sinh làm vở các phép tính còn lại.
4 h/sinh lên chữa, ở dưới đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét.
Giáo viên đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa và chấm một số bài.
 Bài 1 : H/sinh nêu yêu cầu : Tính.
- 3 h/sinh làm mẫu : a. 23 + 50 = 73 b. 20 + 35 + 12 = 67
 c. 20 cm + 8 cm = 28 cm
1 h/sinh nhận xét, so sánh cách thực hiện của 3 bài mẫu, nêu kỹ năng tính nhẩm.
Giáo viên nhận xét.
H/sinh làm vở các phép tính còn lại.
4 h/sinh lên chữa, ở dưới đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét.
Giáo viên đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa và chấm một số bài.
Bài 3: H/sinh nêu yêu cầu của bài: Giải toán.
Bước 1 : Hướng dẫn h/sinh đọc bài toán và phân tích đề toán.
H/sinh tự đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì ? ( Khúc gỗ thứ nhất dài 32 cm, khúc gỗ thứ hai dài 47 cm).
Bài toán hỏi gì ? ( Cra hai khúc gỗ dài bao nhiêu cm?).
Để tìm độ dài của cả hai khúc gỗ con làm tính gì? Vì sao ?
Hướng dẫn h/sinh hoàn thiện tóm tắt và trình bày bài giải.
H/sinh làm bài.
2 h/sinh lên chữa.
H/sinh nhận xét bài chữa. 
Giáo viên đưa đáp án :
Tóm tắt Bài giải 
Khúc gỗ thứ nhất : 32 cm Cả hai khúc gỗ dài là :
Khúc gỗ thứ hai : 47 cm 32 + 47 = 79 ( cm)
Cả hai khúc gỗ : ... cm ? Đáp số : 79 cm
- Giáo viên chấm một số bài.
 Bài 4: H/sinh nêu yêu cầu: Ghép hình chữ nhật từ 4 hình tam giác.
H/ sinh hoạt động nhóm 4, giải thích.
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
Các nhóm cử đại diện lên bảng ghép.
H/sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét, cho điểm thi đua giữa các nhóm.
IV Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.
 _________________________________
Tập viết 
Bài 122, 123 vở: Thực hành luyện viết.
 I Mục tiêu: 
H/sinh tô, viết đúng quy trình chữ hoa L các vần: oan, oat, ưt, ưc; các từ: bé ngoan, hoạt động, công chức, đứt đoạn kiểu chữ thường, cỡ vừa, đều nét trong vở thực hành luyện viết.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức : 
Giáo viên: Bảng phụ, chữ mẫu.
 Học sinh: vở thực hành luyện viết.
Hình thức tổ chức: Lớp, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét bổ sung.
 2. Giới thiệu bài ghi bảng.
 3. Hướng dẫn h/s bài 122.
 a. Hướng dẫn tô chữ hoa.
Treo chữ hoa L.
-Tô lại chữ và hướng dẫn quy trình viết.
 b. Hướng dẫn viết các vần và từ ứng dụng.
Vần: oan.
- Nhận xét bổ sung, hướng dẫn h/sinh viết.
- Nhận xét bổ sung.
Các vần từ còn lại h/dẫn tương tự. Lưu ý h/s vị trí của các dấu thanh trong chữ, khoảng cách giữa chữ với chữ trong từ.
 4. Hướng dẫn h/s viết vở.
- Nêu nội dung yêu cầu tô, viết bài 122
Lưu ý học sinh khoảng cách giữa các chữ trong từ, con chữ trong chữ, các nét nối và vị trí của các dấu thanh trong chữ.
- Theo dõi, giúp đỡ h/s yếu.
- Chấm một số bài- nhận xét.
- Bài 123 hướng dẫn tương tự.
- Viết bảng: lá liếu, yểu điệu cỡ nhỏ, nêu quy tắcdùng vần iêu, yêu.
- Nhận xét.
- 2 h/s đọc bài viết.
- Nêu nhận xét, quy trình viết, số nét, chiều cao, độ rộng của chữ.
-Quan sát.
- Nêu quy trình viết.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
- Mở vở, sửa tư thế ngồi.
- Viết bài.
- Soát lỗi sau khi viết xong.
VI Củng cố - Dặn dò.
Hướng dẫn h/sinh sửa một số lỗi sai thường gặp trong bài viết.
Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn h/sinh về nhà chuẩn bị bài tập đọc: Chú công. 
__________________________________________________________________
Thứ năm ngày 31 tháng 03 năm 2011. 
Sáng 
Chính tả 
Mời vào.
I Mục tiêu: 
 H/sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng khổ thơ 1, 2 bài: “Mời vào” trong khoảng 15phút.
 Điền đúng chữ: ng hay ngh vần ong hay oong vào chỗ trống. 
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Giáo viên: Bảng phụ chép bài viết, bài tập.
H/sinh: Vở chính tả.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra, nhận xét, ghi điểm.
 2. Giới thiệu bài: 
 3. Hướng dẫn h/sinh tập chép: 
- Treo bảng phụ đoạn văn cần chép.
- Nhận xét.
- Chỉ bảng những chữ h/sinh dễ viết sai: 
- Nhận xét, sửa.
H/dẫn h/sinh chép vào vở.
- Hướng dẫn h/sinh cách trình bày bài viết. Lưu ý h/sinh viết hoa chữ đầu dòng và trình bày các chữ dầu dòng thẳng nhau
- Theo dõi, giúp đỡ những h/sinh còn lúng túng.
Hướng dẫn h/sinh soát lỗi.
- Giáo viên chỉ trên bảng phụ từng chữ và đọc bài viết để h/sinh nghe và soát.
- Chữa một số lỗi phổ biến.
- Chấm một số bài, nhận xét.
 4. Hướng dẫn h/sinh làm bài tập chính tả.
 Bài 2:
- Hướng dẫn h/sinh lựa chọn và làm bài.
- Chấm một số bài.
- Đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa.
- Chấm một số bài.
 Bài 3: 
- Hướng dẫn h/sinh lựa chọn và làm bài nhóm 4.
- Đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm thi đua.
- 1 – 2 h/sinh lên bảng làm lại bài tập 2 ( điền vần en hay oen), bài tâp 3: Điền chữ g hay gh. 
- Nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 1 tuan 29 Tran Thi Hai Yen Tan Lap.doc